24/7

Trẻ bị đầy bụng nên ăn gì là thắc mắc của nhiều bậc phục huynh. Ở trẻ hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên tình trạng đầy bụng rất dễ và thường xuyên xảy ra.

 Tuy không phải là bệnh nhưng lại khiến bé khó chịu, quấy khóc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thực đơn cho trẻ khi đầy bụng để bé ngoan được thoải mái. Vậy các loại thực phẩm bé nên ăn khi bị đây bụng là gì?

Tại sao trẻ bị đầy bụng

Trẻ nhỏ còn đang hoàn thiện chức năng các cơ quan, do vậy hệ đường ruột của trẻ chưa có đủ men tiêu hóa mọi loại thức ăn như người trưởng thành.

Do chế độ ăn chứa thực phẩm lên men, dễ sinh hơi, khó tiêu hóa nên bị tồn đọng lại dạ dày lâu. Thực phẩm dễ gây đầy bụng cho trẻ là các loại sữa có nguồn gốc đường lactose, đồ nhiều đạm. Do quá trình tiêu hóa thức ăn trên sẽ mất thời gian hơn, dễ ứ lại gây cảm giác chướng bụng.

tre day bung nen an gi 1

Dấu hiệu nhận biết trẻ đầy bụng

Khi bé đầy bụng, bố mẹ nên quan sát các triệu chứng để có thể đưa ra các món nên ăn cho trẻ. Các dấu hiệu đầy bụng của bé có thẻ là:

  • Bụng trẻ căng tròn dù đã ăn được một lúc trước đó.
  • Trẻ bứt rứt, khó chịu, lăn lộn, có khi quấy khóc.
  • Trẻ kêu đau bụng, đau âm ỉ, không xì hơi được, có khi táo bón.
  • Chán ăn, nếu là trẻ bé thì bỏ bú, không có cảm giác ngon miệng, ít thấy đói.

Trẻ đầy bụng nên ăn gì?

tre day bung nen an gi 2

Đối với tình trạng trên, để trả lời cho câu hỏi “trẻ bị đầy bụng nên ăn gì” các bậc phụ huynh nên bổ sung rau củ, trái cây cho bé. Các thực phẩm giúp bé bớt đầy bụng bao gồm:

  • Bé nên ăn các loại hoa quả nhiều nước, nhiều xơ: Quả chuối, dứa, thanh long đỏ, bơ, dưa hấu, lê,….
  • Dứa: Vị ngọt, chứa thành phần bromelain để tăng tốc độ chuyển hóa protein. Trong dứa cũng chứa lượng lớn hemicellulose thúc đẩy tiêu hóa.
  • Chuối: Cực hữu hiệu với chứng đầy bụng, có khả năng tăng tiết dịch vị, hương thơm hợp với khẩu vị bé yêu. Hơn nữa, theo người ta còn nghiên cứu thấy chuối giúp đại não sản sinh ra hoocmon giảm căng thẳng, tinh thần phấn chấn hơn, bé bớt bực bội khi bệnh.
  • Thanh long đỏ: Dinh dưỡng trong loại quả này cao vượt trội, thanh long đỏ có tính mát, nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, hệ tiêu hóa đang bị tích hỏa nóng sẽ sớm được thanh nhiệt nhờ loại quả này.
  • Các loại rau củ: Khoai lang, sắn dây, rau đay, rau mồng tơi,… Chúng chứa nhiều chất xơ, thành phần nhuận tràng giúp bé đi ngoài dễ, hết nhanh cảm giác đầy bụng.
  • Khoai lang: Có nhiều loại khoai lang khác nhau (Khoai lang mật, khoai lang tím, khoai lang trắng,…) nhưng khoai lang mật được đánh giá có nhiều lợi ích nhất. Nên chế biến bằng cách luộc kĩ hoặc hấp khoai lang sẽ giữ được tác dụng kích thích nhu động ruột hoạt động.
  • Rau đay, rau mồng tơi có vị mát, chất nhầy bôi trơn đường tiêu hóa. Bé dễ ăn và hấp thu.
  • Sắn dây: Theo đông y, củ sắn dây vị ngọt tính bình, tác dụng sinh tân dịch, làm hết khát, giúp khí tụ lại bên dưới bụng đẩy lên trên, hết đầy chướng.
  • Nhóm có mùi vị thơm, giúp kích thích tiêu hóa: gừng, mật ong,… Có tính chống viêm bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh vi khuẩn sinh hơi trong bụng bé. Có thể cho bé uống nước gừng tươi pha với mật ong hoặc khi chế biến món ăn cho bé, hãy thêm vài lát gừng.
  • Sữa chua, thức uống chứa probiotics cần được bổ sung khi dạ dày bé thiếu các lợi khuẩn. Các vi khuẩn có lợi sẽ loại bỏ độc tố trong ruột, kiềm chế sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại sinh hơi.
  • Bé nên uống bổ sung nước, đặc biệt là nước lọc, hoặc nước ép từ các loại trái cây đã nói ở trên. Uống nhiều lần trong ngày, vừa giúp ích khi bé đầy bụng, vừa giúp thải độc cho cơ thể.
  • Cách ăn đúng cũng rất quan trọng, ăn từng bữa vừa phải, không quá nhiều. Dặn bé nhai kỹ thức ăn, ăn từ từ không nuốt vội vàng, giảm được áp lực cho dạ dày, tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn hòa cùng thức ăn nên dễ tiêu
  • Các bậc phụ huynh cần chú ý không cho bé bị đầy bụng nên ăn thực phẩm nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột trong giai đoạn bé đầy bụng. Cũng cần tránh xa đồ uống có gas, đồ nướng đều khó tiêu hóa, dễ sinh hơi trong bụng gây đầy chướng.

Chú ý chế độ ăn là rất quan trọng, nhưng cũng nên kết hợp với các phương pháp sau để giúp bé nhanh chóng thoải mái hơn:

  • Xoa quanh bụng cho bé. Xoa tròn quanh bụng theo chiều kim đồng hồ, lực nhẹ nhàng. Cách này tạo cảm giác dễ chịu mềm mại, giúp đẩy được khí và thức ăn, kích thích tăng nhu động ruột từ đó bé tiêu hóa tốt hơn.
  • Bế bé úp ngực vào cơ thể người lớn. Dùng tay vỗ từng cái vào lưng bé, lực vừa đủ theo thể trạng, khí sẽ đẩy ra ngoài, trẻ cũng bớt đầy bụng.

Với trẻ, đầy bụng là cảm giác không thoải mái nhưng bé lại chưa biết cách tự chữa cho bản thân. Lúc này, phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết và giúp đỡ trẻ. Trẻ bị đầy bụng nên ăn gì là điều rất quan trọng. Con cái cũng luôn là mối bận tâm hàng đầu của bố mẹ nên khi bé bị bệnh, hẳn ai cũng muốn biết cách giúp con trẻ. Hy vọng bài viết đã giúp các bậc làm cha mẹ biết những cách chữa đơn giản và biết khẩu phần ăn hợp lý khi trẻ đầy bụng.

 

Comments powered by CComment

 
 logo.png

Trụ sở: 124 Phan Xích Long, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM.

Các cơ sở: Phòng Khám Rồng Việt

Hotline: 0902719169