24/7

Chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng rất quan trọng cho cơ thể đang phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng nếu trẻ từ chối mọi món ăn bạn đã chuẩn bị, bạn sẽ phải làm thế nào?

1. Vì sao trẻ kén ăn?

Trên thực tế, các bậc phụ huynh thường lo lắng về tình trạng trẻ kém ăn và có điều gì đó không ổn với trẻ. Tuy nhiên, ở độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi, nhu cầu ăn của trẻ giảm là điều hoàn toàn bình thường.

10 cach xu ly tre bieng an 2

Có vẻ như trẻ không ăn đủ, không bao giờ đói hoặc không chịu ăn trừ khi bạn tự xúc cho trẻ ăn. Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này, miễn là trẻ nhận đủ mức năng lượng bình thường và trẻ đang phát triển theo đường cong tăng trưởng của mình, trẻ sẽ ổn.

Cha mẹ luôn tự hỏi rằng "Tại sao trẻ không ăn?". Cha mẹ đã quen với việc trẻ tăng trung bình 6,8kg trong năm đầu tiên, và trong độ tuổi từ 1 đến 5, trẻ chỉ tăng khoảng 1,8 - 2,3kg một năm.

Chính vì vậy, trong 3 - 4 tháng bạn không thấy trẻ tăng cân cũng là điều bình thường. Sau 1 tuổi, trẻ không phát triển nhanh nữa, trẻ cần ít calo hơn và có vẻ trẻ kém ăn. Hiện tượng này được gọi là biếng ăn sinh lý.

Trẻ ăn bao nhiêu được kiểm soát bởi trung tâm thèm ăn trong não. Trẻ em đã được lập trình để ăn đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển và năng lượng hoạt động. Nhiều bậc cha mẹ cố ép cho trẻ ăn nhiều hơn mức cần thiết vì họ lo lắng rằng trẻ biếng ăn có thể khiến trẻ bị ốm hoặc suy dinh dưỡng. Điều này không đúng, nhưng có thể xảy ra theo hướng ngược lại đó là việc ép ăn thực sự làm giảm sự thèm ăn của trẻ bằng cách biến giờ ăn trở thành hình phạt đối với trẻ.

Có nhiều trẻ em gặp phải tình trạng này. Trẻ nằm dưới đường cong tăng trưởng bình thường, và luôn nhỏ bé hơn những đứa trẻ khác. Vì vậy, khi trẻ trải qua giai đoạn kém ăn, bạn thực sự cảm thấy rất khó chịu, bạn chỉ muốn gắp một thìa thức ăn và nhét vào miệng trẻ, nhưng đó là điều sai lầm.

Sự thèm ăn của trẻ sẽ được cải thiện khi trẻ lớn hơn và cần ăn nhiều hơn, thường là vào khoảng thời gian trẻ bắt đầu đi mẫu giáo. Thậm chí, bạn có thể ngạc nhiên về nhu cầu ăn của trẻ tăng lên ở giai đoạn này.

2. Những lưu ý về cách xử lý trẻ kén ăn

Đầu tiên, bạn hãy tin tưởng bé. Trẻ em thường ăn bao nhiêu tùy thích. Bộ não của trẻ sẽ đảm bảo rằng trẻ ăn đủ calo cần thiết cho cơ thể. Lượng calo này được cung cấp từ các bữa ăn chính và đồ ăn vặt phù hợp cho trẻ. Nếu con trẻ cảm thấy đói, trẻ sẽ ăn. Nếu không thấy đói, trẻ sẽ không ăn, song trẻ sẽ ổn, và trẻ sẽ ăn vào bữa sau. Ngay cả việc nhắc nhở trẻ ăn hoặc bảo trẻ ăn nhiều hơn cũng sẽ phản tác dụng.

Nhiều bậc phụ huynh cho trẻ ăn vặt trong cả ngày. Đây là một không phải là một lựa chọn sáng suốt. Trẻ em sẽ ăn nhiều đồ ăn vặt đến nỗi trẻ không bao giờ thực sự đói. Cho trẻ ăn không quá hai bữa ăn nhẹ lành mạnh mỗi ngày, chẳng hạn như một miếng trái cây. Đảm bảo đồ ăn nhẹ không có kích thước nguy hiểm gây nghẹt thở vì trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo vẫn có nguy cơ cao bị nghẹn khi nhét một số thứ vào miệng.

Nếu trẻ khát nước giữa các bữa ăn, hãy cho trẻ uống nước. Tuy nhiên, cần hạn chế lượng nước trái cây mà bạn cho trẻ uống, tốt nhất là dưới 180ml mỗi ngày. Mặc dù nước trái cây được cho là tốt cho sức khỏe, nhưng trong đó có nhiều đường tinh khiết và cung cấp nhiều calo cho trẻ.

Và bạn cũng cần hạn chế sữa ít chất béo dưới 480ml một ngày. Trẻ nên ăn sữa nguyên kem trong độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi. Sữa chứa nhiều calo như hầu hết các thức ăn đặc, và vì vậy uống quá nhiều sữa hoặc nước trái cây có thể khiến trẻ no và sau đó trẻ không muốn ăn gì.

Cha mẹ của một đứa trẻ biếng ăn sẽ có xu hướng lấy đầy thìa thức ăn, mỉm cười và cố gắng lừa trẻ ăn hết chúng. Khi trẻ đã đủ lớn để sử dụng thìa, cha mẹ đừng bao giờ cầm thìa lên nữa. Nếu trẻ đói, trẻ sẽ tự súc ăn. Cha mẹ nên tập trung cho con ăn. Trẻ em thích làm bất cứ điều gì cha mẹ chúng đang làm, vì vậy nếu trẻ thấy bạn ăn, trẻ cũng sẽ muốn làm.

Cha mẹ cũng cần làm cho giờ ăn trở nên dễ chịu và tránh biến trẻ thành thời gian để chỉ trích hoặc đấu tranh để kiểm soát bản thân. Đừng nói về việc trẻ ăn bao nhiêu hoặc ăn ít như thế nào khi có mặt trẻ, bời điều đó sẽ phản tác dụng. Đừng bắt trẻ ngồi vào bàn ăn tối sau khi cả nhà đã ăn xong. Điều này sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy tồi tệ về bản thân và giờ ăn nói chung.

Những bậc cha mẹ lo lắng rằng trẻ không ăn đủ, và có thể đi đến một số việc làm sau: một số đánh thức trẻ vào nửa đêm để cho chúng ăn. Những người khác cho trẻ ăn vặt cách một giờ trong ngày, và một số cố gắng khiến trẻ cảm thấy có lỗi bằng cách nói về những đứa trẻ chết đói ở các nước khác hoặc nói, “Nếu con không ăn món mẹ nấu, điều đó có nghĩa là con không yêu mẹ”. Nhưng sai lầm phổ biến nhất là cầm thìa của trẻ và thử nhiều cách khác nhau để đưa thức ăn vào miệng trẻ.

Cách tốt nhất để đối phó với những đứa trẻ kém ăn đó là dạy trẻ cách tự xúc ăn. Hãy để trẻ tự điều chỉnh tốc độ ăn của mình. Hãy nhớ rằng, trẻ sẽ vượt qua giai đoạn kém ăn. Trẻ đang làm những gì phù hợp với cơ thể trẻ một cách tự nhiên.

3. Cách xử lý trẻ kén ăn

Khi bạn cảm thấy trẻ biếng ăn, bạn hãy hít thở sâu và kiểm tra lại xem trẻ có ăn gì không? Nếu trẻ ăn một thứ gì đó một cách khá đều đặn, bạn có thể yên tâm rằng trẻ sẽ không bị đói. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ, bởi nếu tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bản thân.

Dưới đây là một số cách xử lý trẻ kém ăn do các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, và đã được cha mẹ kiểm tra.

  • Bữa ăn gia đình: cùng trẻ tận hưởng những bữa ăn gia đình một cách thường xuyên. Lưu ý không có phương tiện truyền thông nào gây xao nhãng như TV hoặc điện thoại di động xuất hiện trong giờ ăn. Hãy phục vụ một bữa cho cả gia đình bao gồm cả trẻ, tốt nhất nên có những món ăn trẻ yêu thích.
  • Không ép trẻ ăn: nếu trẻ từ chối một bữa ăn, hãy tránh việc ép trẻ ăn. Trẻ em học cách lắng nghe cơ thể và lấy cảm giác đói để kích thích trẻ ăn. Ví dụ, nếu trẻ ăn một bữa sáng hoặc bữa trưa thịnh soạn, trẻ có thể không muốn ăn nhiều vào những bữa ăn còn lại trong ngày. Cha mẹ có trách nhiệm cung cấp thức ăn và quyết định lượng thức ăn của trẻ khi ăn. Việc ép trẻ ăn hoặc phạt trẻ nếu không ăn có thể khiến trẻ chủ động không thích những món ăn mà trẻ có thể thích.
  • Không dụ trẻ ăn bằng đồ ăn vặt: dù có thể hấp dẫn nhưng hãy cố gắng không mua chuộc trẻ bằng những món ăn vặt để ăn những thức ăn khác. Điều này có thể làm cho thức ăn "giải thưởng" trở nên thú vị hơn, và thức ăn mà bạn muốn trẻ ăn giống như một công việc khó chịu.
  • Thử lại nhiều lần: nếu chỉ vì một lần trẻ từ chối một loại thức ăn nào đó, mà bạn bỏ cuộc là không nên. Tiếp tục thử cho trẻ ăn những thức ăn mới và những món mà trẻ không thích trước đây. Có thể mất tới 10 lần hoặc nhiều hơn khi nếm thức ăn trước khi vị giác của trẻ chấp nhận. Các bữa ăn theo lịch trình và hạn chế ăn vặt có thể giúp đảm bảo trẻ cảm thấy đói khi một loại thức ăn mới được giới thiệu.
  • Đa dạng về thực phẩm: cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là rau và trái cây, và bao gồm cả các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao hơn như thịt và cá ít nhất 2 lần mỗi tuần. Giúp trẻ khám phá hương vị mới trong các món ăn. Hãy thử thêm các loại thảo mộc và gia vị khác nhau vào các bữa ăn đơn giản để khiến chúng ngon hơn. Để giảm thiểu lãng phí, hãy cho trẻ ăn một lượng nhỏ thức ăn mới và đợi ít nhất một hoặc hai tuần trước khi cho trẻ ăn lại thức ăn đó.
  • Làm cho món ăn trở nên thú vị: trẻ mới biết đi đặc biệt thích thử các loại thức ăn được sắp xếp theo những cách bắt mắt, sáng tạo. Làm cho đồ ăn trông hấp dẫn khiến trẻ không thể cưỡng lại bằng cách sắp xếp chúng thành những hình thù vui nhộn, nhiều màu sắc mà trẻ có thể nhận ra. Thức ăn cầm tay cũng thường là món ăn gây hại cho trẻ mới biết đi. Cắt thức ăn rắn thành những miếng vừa ăn mà trẻ có thể dễ dàng ăn được, đảm bảo rằng các miếng này đủ nhỏ để tránh nguy cơ bị nghẹn .
  • Cho trẻ tham gia vào việc lên thực đơn cho các bữa ăn: hãy để trẻ chọn loại trái cây và rau nào để làm cho bữa tối hoặc khi đến cửa hàng tạp hóa hoặc chợ nông sản. Cùng nhau đọc sách dạy nấu ăn phù hợp với trẻ em và để trẻ chọn ra những công thức nấu ăn mới để thử.
  • Những đầu bếp tí hon: một số công việc nấu ăn hoàn hảo cho trẻ mới biết đi như là rửa rau, khuấy, đếm nguyên liệu, hái các loại thảo mộc tươi từ vườn,.... dĩ nhiên bạn vẫn cần chú ý khi trẻ làm những công việc này.
  • Cầu nối thực phẩm: sau khi một loại thực phẩm được chấp nhận, hãy sử dụng cái mà các chuyên gia dinh dưỡng gọi là "cầu nối thực phẩm" để giới thiệu những món khác có màu sắc, hương vị và kết cấu tương tự để giúp mở rộng sự đa dạng trong những món trẻ sẽ ăn. Ví dụ, nếu trẻ thích bánh bí ngô, hãy thử khoai lang nghiền và sau đó là cà rốt nghiền.
  • Kết hợp thức ăn: ban đầu bạn hãy thử cho trẻ ăn những thức ăn lạ hoặc hương vị mà trẻ nhỏ có xu hướng không thích (như những thức ăn có vị chua và đắng), với những thức ăn quen thuộc thì trẻ sẽ thích (những thức ăn có vị ngọt và mặn). Chẳng hạn, kết hợp bông cải xanh (đắng) với pho mát bào (mặn) là sự kết hợp tuyệt vời cho vị giác của trẻ mới biết đi.

10 cach xu ly tre bieng an 3

Để cải thiện tình trạng kén ăn, chán ăn của trẻ, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.

Nguồn: vinmec.com

Comments powered by CComment

 
 logo.png

Trụ sở: 124 Phan Xích Long, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM.

Các cơ sở: Phòng Khám Rồng Việt

Hotline: 0902719169