90% trẻ em tại Việt Nam chưa từng được khám tầm soát các bất thường cơ xương khớp bẩm sinh và không bẩm sinh. Gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tương lai của trẻ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mỗi trẻ em sinh ra cần được khám, tầm soát và điều trị các bất thường cơ xương khớp ít nhất 1 lần trước tuổi đi học, nhằm giúp trẻ sinh hoạt và phát triển bình thường. Và những trẻ có nguy cao cần được tầm soát sớm nhất: Trẻ sinh non thiếu tháng về phát triển mà những nguy cơ này phụ huynh chúng ta có thể nhận biết sớm.
1. Thế nào là can thiệp sớm cho trẻ có nguy cơ cao về phát triển?
- Là chương trình hỗ trợ cha mẹ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà những trẻ này có nguy cơ cao gặp phải vấn đề chậm phát triển về vấn đề thần kinh và vận động. Các trẻ có nguy cơ cao này sau khi xuất viện từ khoa sơ sinh và hồi sức sơ sinh được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa phục hồi chức năng và phòng khám sơ sinh. Tất cả các trẻ em có nguy cơ cao ở bất cứ nơi nào khác đến khám đều được tiếp nhận.
- Chúng tôi sẽ cung cấp những lượng giá về phát triển vận động, ngôn ngữ, kỹ năng vận động tinh, vận động thô và kỹ năng xã hội của các bé, phối hợp với bác sĩ nhi và giới thiệu trẻ đến các dịch vụ chuyên môn khác khi cần thiết.
- Hướng dẫn cha mẹ trẻ cách theo dõi và cách chăm sóc và tập luyện tại nhà.
2. Những trẻ được xem là có nguy cơ cao?
- Trẻ sanh non dưới 32 tuần
- Trẻ sanh nhẹ cân dưới 1500 gram
- Trẻ có điểm Apgar sau sanh dưới hoặc bằng 3 lúc 5 phút
- Trẻ có nhiễm trùng trong bụng mẹ như rubella bẩm sinh,… hoặc tật bẩm sinh của hệ thần kinh, đa di tật
- Trẻ có tình trạng bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down, …
- Trẻ có vấn đề khác lúc sanh hoặc sau sinh như bệnh não thiếu oxi (sanh ngạt), viêm não, viêm màng não, xuất huyết não, vàng da nhân…
3. Một số dấu hiệu nhận biết sớm:
- Trẻ gồng người hoặc gồng tay chân
- Trẻ cử động chân tay chậm chạp, yếu ớt hoặc đơ cứng
- Trẻ bú nuốt khó khăn
- Trẻ không đạt được các mốc phát triển theo tuổi:
- 3 tháng: cổ yếu, chưa gượng được đầu, chưa biết ngóc đầu lên cao khi nằm sấp
- 6 tháng: chưa lăn lật, chưa ngồi chống tay, chưa biết bập bẹ baba, mama
- 12 tháng: chưa vịn đứng, chưa biết vịn lần đi
- 18 tháng: chưa đi một mình vững, chưa biết tự đứng lên
4. Khi nào thì bắt đầu kiểm tra cho trẻ?
Một số trẻ nguy cơ cao đã được hướng dẫn chăm sóc và tập luyện vật lý trị liệu lúc trẻ đang nằm viện tại khoa sơ sinh và hồi sức sơ sinh. Lần khám tiếp theo sau khi trẻ xuất viện là lúc trẻ 3 tháng tuổi. Độ tuổi là từ 0-3 tuổi. Tuy nhiên không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.
5. Tại sao trẻ cần phải can thiệp sớm?
Giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng lên sự vận động, ăn uống, chơi đùa và nghe nói, giao tiếp hằng ngày.
Giúp trẻ sơ sinh, trẻ chập chững và trẻ nhỏ đạt được các mốc phát triển lăn lật, trườn, bò, đứng, đi và những kỹ năng muộn hơn như là chạy nhảy, thăng bằng.
Giúp các bé đạt được tiềm năng phát triển cao nhất có thể.
6. Điều gì xảy ra khi làm việc với chuyên viên phục hồi chức năng?
Mất khoảng 30-60 phút/ lần. Điều dưỡng sẽ đo cân nặng, chiều cao, vòng đầu. Các bác sĩ hoặc chuyên viên phục hồi chức năng, vật lý trị liệu sẽ hỏi cha mẹ của bé sức khỏe và phát triển của bé từ khi xuất viện. Sau đó là khám và đánh giá tình trạng phát triển về vận động, ăn uống, ngôn ngữ, giao tiếp, kỹ năng chơi. Cuối cùng là trao đổi với cha mẹ bé về kết quả đáng giá và kế hoạch điều trị, hỗ trợ và theo dõi tiếp theo.
Tùy theo tình trạng của từng bé mà có cách can thiệp phù hợp. Một số bé thì cần được tập luyện vật lý trị liệu thường xuyên tại trung tâm RỒNG VIỆT mỗi tuần, một số thì có thể tái khám định kỳ mỗi tháng. Những can thiệp về ngôn ngữ trị liệu hay hoạt động trị liệu sẽ được bổ sung trong chương trình can thiệp vào những thời điểm cần thiết. Mặc khác, các bé có thể được khám các chuyên khoa như là nhi và dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Comments powered by CComment