Thủy đậu là căn bệnh phổ biến, xảy ra với bất cứ ai và có khả năng lây lan nhanh chóng. Thủy đậu rất bùng phát thành dịch, đặc biệt là vào tiết trời ấm áp nhưng nồm ẩm.
Vậy khi bị thủy đậu phải làm sao, bị thủy đậu kiêng gì và cách phòng tránh bệnh như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm, Triệu chứng bệnh thủy đậu
a. Bệnh thủy đậu là gì?
Để biết khi bị thủy đậu phải làm sao thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Bệnh thủy đậu hay còn gọi được gọi với tên khác là trái rạ, đây là căn bệnh do virus Varicella Zoster Herpes gây ra. Bệnh có thể xuất hiện vào bất cứ thời gian nào trong năm và với bất cứ ai. Tuy nhiên vào thời tiết mùa xuân, trời nồm sẽ tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh mẽ và đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em do khả năng đề kháng yếu.
Bệnh thủy đậu sẽ lây lan qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh. Khi một người bị bệnh thủy đậu chỉ cần ho, hắt hơi, sổ mũi,...thì virus sẽ theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài khiến cho những người tiếp xúc gần với bệnh nhân sẽ bị lây nhiễm.
Đối với người bình thường, bệnh thủy đậu tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Còn đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm.
Cụ thể, nếu bị trong 3 tháng đầu đặc biệt tuần thứ 8 - 12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4%. Biểu hiện trẻ có những sẹo ở da, có thể có dị tật như tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần vận động.
Trong 3 tháng giữa (đặc biệt từ tuần thứ 13 - 20) nguy cơ hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Sau tuần 20 gần như ít ảnh hưởng thai nhi. Nếu mẹ bị nhiễm thủy đậu trước ngày sinh 5 ngày (tức lúc sinh vẫn đang bị hoặc đang điều trị chưa hết đợt) và sau sinh 2 ngày, thì bé sơ sinh dễ bị thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian truyền cho con. Nguy có tử vong ở trẻ lúc này cao khoảng 25 - 30% trường hợp bị nhiễm thủy đậu sơ sinh.
b. Những biểu hiện của thủy đậu là gì ?
Khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ phải trải qua 4 giai đoạn đó là giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn bình phục. Tuy nhiên khi phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh sẽ giúp cho việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể của bệnh thủy đậu:
Người bị nhiễm virus Varicella Zoster Herpes gây bệnh thủy đậu sẽ có triệu chứng sau 7 - 21 ngày, biểu hiện đó là sốt, sổ mũi, đau đầu, ho nhẹ, mệt mỏi và chán ăn.
Khi có những biểu hiện trên chỉ 2 - 3 ngày bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt ban, chấm đỏ hồng trên cơ thể rồi mẩn ngứa. Sau đó sẽ xuất hiện mụn nước có kích thước bằng hạt đậu, có dịch đặc hoặc mủ bên trong. Những nốt mụn đó sẽ xép xuống, khô và đóng vảy sau 4 - 5 ngày tiếp theo.
Nếu được điều trị tốt và kịp thời, bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ kéo dài từ 2 -3 tuần và để lại sẹo ở những vùng xuất hiện mụn, gây mất thẩm mỹ.
2. Khi bé bị thủy đậu cần phải làm gì?
Thủy đậu là bệnh dễ mắc phải và lây lan nhanh chóng, vì thế bị thủy đậu phải làm sao là thắc mắc của không ít người. Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc rất lớn vào chế độ sinh hoạt và chăm sóc cá nhân của từng người. Do vậy để bệnh nhanh khỏi và hạn chế tối đa những biến chứng, bạn nên lưu ý những điều sau:
a. Điều trị hiệu quả
Để thủy đậu nhanh chóng mất đi thì bạn không nên chữa trị tại nhà mà hãy đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán. Trường hợp bạn bị dị ứng với thành phần nào của thuốc thì hãy thông báo ngay với bác sĩ.
Đối với trẻ em sức đề kháng yếu, khi bị thủy đậu bên cạnh lên các nốt mụn sẽ kèm theo hiện tượng sốt. Vì thế có thể sử dụng thuốc giảm sốt không chứa aspirin như acetaminophen có thể làm giảm triệu chứng sốt. Ngoài ra có thể dùng thuốc trị dị ứng, kem thoa như calamine,...
Bên cạnh đó, với những người có nguy cơ nhiễm trùng cao, hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch có thể sử dụng thuốc kháng virus để giảm biến chứng do thủy đậu gây ra.
b. Chế độ sinh hoạt phù hợp:
Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ sinh hoạt phù hợp cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh. Hãy áp dụng những chia sẻ dưới đây:
- Tuyệt đối không sờ hay gãi các nốt mụn bị phồng lên bởi mụn có thể vỡ ra, dịch mủ có thể lây lan ra các khu vực khác.
Vậy bị thủy đậu có nên tắm không? câu trả lời là không nên kiêng bởi như vậy càng làm cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Hãy sử dụng nước ấm để tắm rửa cho cơ thể.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ xát vào nốt mụn.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh bệnh lây lan.
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống chọi lại bệnh.
3. Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả
Thủy đậu là căn bệnh lây lan, truyền nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp và qua đường hô hấp. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả và an toàn đó là thực hiện tiêm phòng vacxin phòng ngừa thủy đậu. Đặc biệt là đối với những người chưa từng bị thủy đậu hoặc trẻ nhỏ và phụ nữ có kế hoạch mang thai cần tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe.
Theo thống kê, có hơn 90% người tiêm vắc xin thủy đậu đã phòng tránh được bệnh. Vì thế hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình bằng cách tiêm vắc xin ngừa thủy đậu.
Comments powered by CComment