24/7

Trong 4 tháng, Mỹ đã có 26 triệu ca nhiễm cúm với khoảng 25.000 trường hợp tử vong, trong đó, trẻ em là đối tượng mắc cúm nhiều nhất với nhiều biến chứng trầm trọng. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại: Đại dịch cúm là thảm họa tiếp theo có thể xảy ra, chúng ta phải vô cùng cẩn trọng và chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó.

1. Hàng triệu trẻ em đang bị đe dọa bởi cúm

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm, hàng triệu trẻ em Mỹ bị cúm mùa, hàng nghìn trẻ nhập viện điều trị và con số tử vong liên tục có dấu hiệu tăng cao. Ước tính từ năm 2010, cúm đã gây ra cái chết cho khoảng 12 triệu trẻ em (người dưới 18 tuổi). Tỷ lệ trẻ em tử vong được đánh giá “cao vượt trội” so với tổng số người chết do cúm ở mọi đối tượng. Đáng chú ý, có khoảng 80% trẻ thiệt mạng vẫn chưa được tiêm phòng đầy đủ.

benh cum o tre nguy hiem the nao 02

Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho biết, tính riêng trong 11 tháng năm 2019, cả nước có hơn 400.000 trường hợp mắc cúm, 10 người tử vong. Ngay trong tháng đầu năm 2020, tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên của bệnh nhi 10 tuổi nghi nhiễm cúm. Trong bối cảnh bệnh cúm diễn biến phức tạp trên cả nước; thì dịch cúm A (cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, cúm A/H7N6) đang ảm đạm khắp Trung Quốc và Đài Loan liên tục gây ra mối đe dọa cho Việt Nam, đặc biệt là sự lây lan qua đường biên giới.

CDC (Mỹ) cảnh báo: Cúm có thể sẽ diễn biến tồi tệ hơn, số ca mắc phải và tử vong do cúm đang tăng ở mức báo động. Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.

2.  Tại sao cúm nguy hiểm với trẻ em

Cúm do các virus gây ra, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi… Cúm thường lành tính nhưng cũng có thể biến chứng nặng, gây nguy hiểm ở người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (<5 tuổi) và phụ nữ có thai.

Theo CDC (Mỹ), cúm là bệnh dễ gặp nhất ở trẻ em và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng, đặc biệt là các đối tượng:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi – chưa đến độ tuổi tiêm phòng cúm. 
  • Trẻ dưới 5 tuổi – ngay cả những trẻ khỏe mạnh đều có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng bởi cúm do sức đề kháng chưa hoàn thiện.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 18 tuổi, có bệnh lý mạn tính bao gồm hen suyễn và các bệnh phổi mãn tính như COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính); trẻ mắc các vấn đề về thần kinh như rối loạn não, tủy sống, động kinh, đột quỵ, thiểu năng trí tuệ…; trẻ mắc bệnh tim; trẻ mắc rối loạn máu, rối loạn nội tiết, rối loạn gan, thận và các rối loạn chuyển hóa khác; trẻ có hệ miễn dịch suy yếu; trẻ béo phì cực độ (chỉ số khối của cơ thể BMI bằng hoặc cao hơn 95% theo độ tuổi và giới tính).

Đối với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi – độ tuổi chưa được tiêm vắc xin cúm phòng bệnh, CDC (Mỹ) đặc biệt nhấn mạnh: Trẻ em dưới 6 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao, do đó, cách tốt nhất để bảo vệ trẻ trong giai đoạn này là mẹ phải được bảo vệ bởi vắc xin cúm trước đó. Vắc xin cúm sẽ tạo kháng thể cho trẻ bằng việc truyền kháng thể từ mẹ sang con, điều này đảm bảo trẻ được an toàn trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Ngoài ra những người lớn trong gia đình như ông bà, bố mẹ,… cũng cần tiêm phòng vắc xin cúm mùa mỗi năm để tránh trở thành nguồn lây bệnh cho trẻ nhỏ trong gia đình.

3. Cúm và cảm: Bệnh nào nguy hiểm hơn.

Cúm (tiếng Anh là Influenza hay Flu, cúm mùa: Seasonal influenza) là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra. Trong khi đó, cảm lạnh (hay còn gọi cảm thông thường) là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau.

Ở trẻ em, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm, các triệu chứng ban đầu có thể là sốt nhẹ rồi tăng dần, ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt mũi, mệt mỏi, kém ăn, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Một số trẻ lớn có thể đau cơ, đau mỏi chân tay, đau họng, ho và nhức ở hốc mắt… Diễn tiến bình thường, sau từ 4-7 ngày, bệnh cúm sẽ tự khỏi dần, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tuy nhiên có trường hợp nặng, bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

benh cum o tre nguy hiem the nao 03

Cúm nguy hiểm hơn cảm lạnh vì để lại nhiều gánh nặng bệnh tật, thậm chí gây tử vong. Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ, tiêu cơ vân, suy hô hấp, suy thận, nhiễm trùng huyết và nguy cơ tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.
  • Cúm có thể gây nguy kịch cho những người mắc bệnh mãn tính có sẵn như bệnh lý về tim mạch và hô hấp.
  • Trẻ dễ bị mất nước khi nhiễm cúm, mất quá nhiều nước và muối sẽ khiến suy kiệt và tử vong.
  • Gây ra các vấn đề về xoang và nhiễm trùng tai.

4. Làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi bệnh cúm

Cách tốt nhất để phòng bệnh cúm cho trẻ là tiêm vắc xin cúm. CDC (Mỹ) khuyến cáo, trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn cần tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm. Vắc xin cúm chính là thành tựu khoa học làm giảm nguy cơ nhiễm cúm nghiêm trọng đồng thời hạn chế hàng nghìn ca tử vong không đáng có do cúm.

Một nghiên cứu của CDC được công bố trên tạp chí Journal of Infectious Diseases (Mỹ) chỉ ra, vắc xin có thể làm giảm đến 74% nguy cơ biến chứng nặng do cúm ở trẻ em. Nghiên cứu này cũng xem xét dữ liệu của 4 mùa cúm và thấy rằng, vắc xin cúm làm giảm hơn một nửa (đến 51%) khả năng tử vong liên quan đến cúm ở đối tượng trẻ có bệnh lý mãn tính, đặc biệt giảm đến 65% nguy cơ tử vong do cúm ở trẻ khỏe mạnh. Đây là một tín hiệu lạc quan cho thấy hiệu quả đáng nể của vắc xin trong công tác phòng ngừa bệnh cúm – căn bệnh từng gieo rắc nỗi kinh hoàng cho lịch sử nhân loại.

ở Việt Nam, kết quả giám sát cúm cho thấy dịch cúm thường xuất hiện quanh năm, đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Do đó, tốt nhất nên tiêm vắc xin cúm vào trước mùa cúm. Ngoài ra, do virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên nên trẻ em từ 6 tuổi và người lớn cần tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi năm.

Virus cúm thay đổi liên tục, do đó, thành phần của vắc xin cúm cũng được xem xét mỗi năm để đảm bảo sự tương đồng giữa các chủng virus cúm có trong vắc xin và chủng virus cúm hiện lưu hành.

Nguồn: vnvc.vn

Comments powered by CComment

 
 logo.png

Trụ sở: 124 Phan Xích Long, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM.

Các cơ sở: Phòng Khám Rồng Việt

Hotline: 0902719169